Sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, công nghệ nên các chiến dịch quảng cáo và truyền thông cũng ngày càng trở nên quan trọng. Vậy bạn đã hiểu: Chiến dịch truyền thông là gì chưa? Cách xây dựng một chiến dịch hiệu quả và thành công như thế nào? Cùng 9PM Media khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây!
1. Truyền thông là gì?
Truyền thông là một quá trình truyền đạt thông tin, tin tức hoặc thông điệp từ một nguồn tới một đối tượng nhận tin. Được thực hiện thông qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như truyền hình, radio, báo chí, quảng cáo, mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác.
2. Chiến lược truyền thông là gì?
Chiến lược truyền thông được hiểu là một kế hoạch toàn diện nhằm truyền tải các thông điệp cụ thể đến một hay các nhóm đối tượng mục tiêu. Được truyền tải bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được các mục tiêu cụ thể. Ví dụ như: thay đổi nhận thức, xây dựng hình ảnh thương hiệu, thúc đẩy hành động, tương tác. Các chiến dịch truyền thông đều chú trọng đến thông điệp và các yếu tố tác động đến nhu cầu và mong muốn của đối tượng mục tiêu.
3. Tầm quan trọng của chiến dịch truyền thông trong hoạt động kinh doanh
Truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh và quảng cáo. Chúng giúp thúc đẩy nhận thức, tạo dựng hình ảnh và gây ấn tượng tích cực cho sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Điều này mang đến một giá trị vô cùng lớn cho việc kinh doanh và độ nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp.
4. Các hình thức trong chiến lược truyền thông
Truyền thông trực tiếp
Truyền thông trực tiếp là một hình thức truyền tải thông điệp trực tiếp từ doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu. Điều này được thực hiện thông qua các cuộc gặp gỡ, hội thảo, sự kiện hay qua điện thoại, email. Phương thức truyền thông này giúp tạo nên tương tác và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng một cách nhanh chóng.
Truyền thông gián tiếp
Truyền thông gián tiếp là phương thức truyền tải thông điệp ứng dụng các phương tiện truyền thông gián tiếp. Có thể kể đến như quảng cáo, báo chí, truyền hình, radio, mạng xã hội và các kênh truyền thông khác. Cách thức truyền thông này giúp tăng cường độ nhận diện thương hiệu và đẩy mạnh tiếp thị.
5. Các yếu tố cấu thành chiến dịch truyền thông
Mục tiêu chiến dịch truyền thông
Mỗi chiến dịch truyền thông đều cần xác định được mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua hoạt động truyền thông. Điều này bao gồm các vấn đề như: tăng doanh số bán hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu, tạo lòng tin cho khách hàng, chuyển đổi hành vi của khách hàng.
Đối tượng nhận tin mục tiêu
Hơn hết, xác định rõ đối tượng mục tiêu của chiến dịch truyền thông cũng là một yếu tố quan trọng. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng và điều chỉnh thông điệp và chiến dịch truyền thông phù hợp với đối tượng mục tiêu. Có thể là phù hợp với sở thích, nhu cầu và mong muốn của đối tượng.
Thông điệp xuyên suốt chiến dịch truyền thông
Một thông điệp cần phải thật rõ ràng, ngắn gọn và hấp dẫn để giúp thu hút nhanh chóng các đối tượng mục tiêu. Thông điệp cần được truyền tải một các đa chiều bao gồm hình ảnh, video, văn bản, và bất kỳ yếu tố nào cần thiết khác.
Phương tiện truyền thông
Cần xác định rõ các kênh và phương tiện truyền thông được dùng trong chiến dịch. Có thể là quảng cáo truyền hình, radio, báo chí, truyền thông xã hội, email, và nhiều hình thức khác.
6. Các bước để xây dựng một chiến dịch truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp
Thực hiện nghiên cứu và phân tích các chiến dịch truyền thông cho thương hiệu của doanh nghiệp
Đầu tiên, để xây dựng một chiến dịch truyền thông bạn cần thực hiện nghiên cứu, phân tích thị trường. Từ đó đưa ra các đánh giá về thực trạng của thương hiệu, xác định được các vấn đề và tiến hành đưa ra mục tiêu truyền thông chuẩn xác nhất cho thương hiệu. Bên cạnh đó, việc đánh giá những thông tin được nghiên cứu sẽ là tiền đề giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược truyền thông cụ thể sau đó.
Thực hiện đề xuất các chiến dịch truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp
Bước kế tiếp của quá trình thực hiện một chiến dịch truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp đó là việc đưa ra được định hướng, giải pháp cho một chiến dịch truyền thông cụ thể.
- Đầu tiên là thiết kế thông điệp của chiến dịch dựa trên các đặc tính xoay quanh đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Chiến dịch truyền thông phải đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí: Attention – tạo sự chú ý tới khách hàng; Interest – tạo sự quan tâm đến khách hàng; Desire – kích thích, khơi dậy mong muốn của khách hàng và Action – thúc đẩy quá trình hành vi mua hàng.
- Kế đến là lựa chọn các phương tiện truyền thông: trực tiếp hoặc gián tiếp.
Xác định thời gian và nguồn lực hợp lý để thực hiện chiến dịch truyền thông
Bước cuối cùng để xây dựng chiến dịch truyền thông đạt hiệu quả chuẩn xác nhất đó là việc xác định thời gian và địa điểm thực hiện chiến dịch. Lựa chọn thời điểm cũng như là phân bổ nguồn lực hợp lý cho chiến dịch là một yếu tố cần thiết. Bởi nó đem đến những tác động có hiệu quả đến chiến dịch truyền thông của thương hiệu. Thời gian để có thể thực hiện được chiến dịch truyền thông sẽ phụ thuộc vào mục tiêu hay là nguồn lực của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì thời điểm để thực hiện chiến dịch sẽ còn tùy thuộc vào nhu cầu của sự kiện được quan tâm trong một thời gian nhất định.
Thông thường, sẽ có 2 thời điểm để thương hiệu có thể thực hiện được những chiến dịch truyền thông, đó là :
- Nhu cầu sản phẩm: Chú trọng vòng đời của sản phẩm, ngày phát hành hay là về những thành công hay sự thất bại của dòng sản phẩm đó ở trong quá khứ, …
- Truyền thông theo mùa: Kết hợp chiến dịch truyền thông cùng với những thời điểm quan trọng nhất trong năm, ví dụ như là các dịp lễ tết hay là những dịp lễ hội, kỳ nghỉ lớn,…
7. Phân tích các mục tiêu của chiến dịch truyền thông
Thay đổi nhận thức
Một yếu tố cơ bản của các chiến dịch truyền thông là việc tạo ra sự nhận thức về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hoặc sự kiện. Điều này giúp đối tượng mục tiêu biết đến sự tồn tại của một điều gì đó. Có thể là thông điệp của thương hiệu chẳng hạn.
Kêu gọi sự quan tâm
Truyền thông tạo nên sự tương tác giữa thương hiệu và khách hàng. Nhờ vào việc tạo nên các chiến dịch quảng cáo, nội dung truyền thông và các hoạt động trên mạng xã hội. Điều này giúp kích thích hành vi của khách hàng, tạo nên môi trường giao tiếp hai chiều. Mục tiêu cốt lõi là tạo nên môi trường tương tác và gắn kết với đối tượng mục tiêu.
Xây dựng và lan tỏa hình ảnh thương hiệu
Mục tiêu của các chiến dịch quảng cáo là tập trung vào việc truyền tải giá trị cốt lõi của thương hiệu, tạo dựng danh tiếng và định vị thương hiệu trong tâm trí các đối tượng mục tiêu. Bên cạnh đó, chiến dịch còn giúp nâng cao sự nhận thức sâu rộng về thương hiệu trong lĩnh vực hoạt động.
Điều hướng và thúc đẩy thực hiện hành động
Chiến dịch quảng cáo tập trung vào việc thúc đẩy và điều hướng sự quan tâm của các đối tượng mục tiêu. Chẳng hạn là các hành vi cụ thể như mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ, đăng ký sự kiện, tải tài liệu, hay tham gia khảo sát. Do vậy một chiến dịch truyền thông cần có nội dung hấp dẫn, một thông điệp sâu sắc để kích thích sự quan tâm của khách hàng.
Giáo dục thị trường và nâng cao kiến thức
Chiến dịch truyền thông còn đem đến thông tin, kiến thức về một vấn đề cụ thể, sản phẩm, hoặc dịch vụ cho khách hàng. Mục tiêu của mỗi chiến dịch truyền thông sẽ được thay đổi theo ngữ cảnh, thương hiệu và mục tiêu kinh doanh cụ thể. Điều quan trọng vẫn là hiểu rõ đối tượng mục tiêu và mong muốn của doanh nghiệp là gì sau chiến dịch.
8. Phân loại công cụ truyền thông phổ biến hiện nay
Quảng cáo
Đây là một hoạt động truyền thông phi cá nhân nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm/thương hiệu tới thị trường mục tiêu qua các phương tiện truyền thông. Để có thể chọn phương tiện quảng cáo phù hợp, doanh nghiệp cần căn cứ vào mục tiêu quảng cáo, khách hàng mục tiêu và loại sản phẩm kinh doanh. Các phương tiện quảng cáo được phân chia như sau:
- In ấn: Trên các trang báo, tạp chí, ấn phẩm thương mại, tờ rơi…
- Điện tử: Qua truyền thanh, truyền hình, internet, điện thoại…
- Ngoài trời: Các pano, apphich, bảng điện tử, phương tiện, nhà chờ xe buýt…
- Khác: Các điểm bán, trên vật phẩm, thư…
Khuyến mại
Là những ưu đãi ngắn hạn khuyến khích người tiêu dùng hoặc trung gian mua sản phẩm. Hiện nay, các công cụ khuyến mãi rất đa dạng, dựa trên đối tượng, mục tiêu mà doanh nghiệp lựa chọn công cụ khác nhau. Sau đây là một số công cụ khuyến mãi:
Các khuyến mãi thường được đưa ra cho người tiêu dùng như:
- Hàng mẫu phiên bản nhỏ của sản phẩm để người dùng trải nghiệm
- Giá cả: Một mức giá ưu đãi thấp hơn mức giá bình thường.
- Bao gói giá rẻ: Là hình thức tiết kiệm hơn sơ với giá bình thường của sản phẩm ghi trên nhãn hiệu hay bao bì.
- Phần thưởng cho khách hàng thường xuyên: Có thể là tiền mặt hoặc những hình thức khác
- Quà tặng kèm : Không tốn tiền
- Phiếu mua hàng: Tạo cơ hội mua sản phẩm với giá ưu đãi cho khách hàng
- Giải thưởng: Khách hàng được trao các phần thưởng nhất định.
Các phương thức khuyến mãi dành cho các trung gian thương mại:
- Thi bán hàng
- Trợ cấp thương mại là khoản tiền được trừ bớt hay chiết khấu, giảm giá
- Hàng tặng là những lô hàng miễn phí tặng thêm cho người bán
- Trợ cấp quảng cáo: Khoản chi phí để bù đắp chi phí quảng cáo do các trung gian thương mại phải thực hiện.
- Trợ cấp trưng bày: Khoản chi phí bù đắp giúp khuyến khích họ trưng bày hay trình diễn sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Quan hệ công chúng
Các hoạt động truyền thông giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp hay thương hiệu như:
- Quan hệ báo chí
- Tổ chức sự kiện
- Tài trợ
- Giải quyết khủng hoảng
- Vận động hành lang
Bán hàng cá nhân trong chiến dịch truyền thông
Là hoạt động truyền thông giúp giới thiệu, thuyết phục khách hàng qua việc tiếp xúc trực tiếp giữa đội ngũ bán hàng và khách hàng mục tiêu. Quy trình này sẽ khác nhau tùy theo quy mô doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm thị trường. Các bước cơ bản của quy trình bán hàng bao gồm:
- Thăm dò khách hàng để giúp đưa ra lựa chọn được khách hàng tiềm năng, sàng lọc, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng.
- Tiếp cận khách hàng
- Giới thiệu và trình bày những ưu điểm của sản phẩm như chi phí ít hơn, tiết kiệm hơn, gọn nhẹ hơn, dễ sử dụng.
- Xử lý những phản hồi của khách hàng
- Kết thúc bán hàng
- Theo dõi và phát triển mối quan hệ với khách hàng để tăng khả năng hành vi mua hàng sau đó của đối tượng mục tiêu
Chiến dịch truyền thông
Thực hiện một chiến dịch truyền thông đưa thông điệp đến đúng đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, chiến dịch cũng phải có một thông điệp rõ ràng, hấp dẫn và phù hợp với mục tiêu cụ thể.
Marketing trực tiếp
Là hình thức truyền thông trực tiếp đến các đối tượng mục tiêu qua phương tiện như thư tín, email, fax,v.v. với mong muốn nhận được sự đáp ứng tức thời. Với các hình thức chủ yếu như
- Catalog: Doanh nghiệp gửi catalog tới các khách hàng tiềm năng, dựa trên catalog này, khách hàng sẽ đặt hàng thông qua địa chỉ đặt hàng có ghi trên catalog.
- Email – thư trực tiếp: Doanh nghiệp sẽ gửi đến khách hàng thư chào hàng, tờ quảng cáo, tập gấp,v.v. Với hy vọng bán được sản phẩm, thu thập được danh sách khách hàng.
- Điện thoại: Một hình thức chào hàng trực tiếp đến khách hàng đã được chọn lọc từ doanh nghiệp
- Truyền hình: Hình thức bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng qua truyền hình.
- Truyền thanh, tạp chí và báo: Chào hàng trực tiếp cho khách hàng thông qua số điện thoại để đặt hàng.
- Marketing trực tiếp trên internet: Là hình thức khách hàng có thể đặt hàng, thanh toán trực tiếp qua mạng internet.
9. Thách thức trong xây dựng Chiến dịch truyền thông
Cạnh tranh gay gắt
Thị trường đang dần quá tải khi có quá nhiều thông tin và quảng cáo. Do đó mức độ cạnh tranh của các chiến dịch truyền thông đang trở nên khốc liệt hơn nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Bên cạnh đó, sự sáng tạo không ngừng của đối thủ cũng khiến cho sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Khi nhu cầu tiêu dùng, trải nghiệm sản phẩm của đối tượng khách hàng ngày càng được nâng cao.
Phân tán mục tiêu
Đối tượng mục tiêu ngày càng trở nên đa dạng và phân tán nhiều trên các nền tảng truyền thông khác nhau. Điều này khiến cho việc tiếp cận và tương tác trở nên ngày càng khó khăn.
Thay đổi xu hướng và yêu cầu
Khách hàng ngày càng có nhu cầu cao không chỉ về chất lượng mà còn về trải nghiệm hoặc các yếu tố khác. Do vậy các chiến dịch truyền thông đòi hỏi phải thích nghi một cách linh hoạt.
Khả năng mất kiểm soát
Các chiến dịch truyền thông có thể gây nên tác động tiêu cực tới doanh nghiệp khi nó cung cấp những thông tin quảng cáo sai lệch, gây tranh cãi. Thu hút khách hàng là một yếu tố cần có nhưng cần kiểm soát thông tin một cách chính xác, tránh sai lệch và bị biến tướng gây hậu quả ngược lại.
Với những thông tin được chia sẻ nêu trên, 9PM Media hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được chiến dịch truyền thông là gì? Cùng với những thông tin liên quan. Hiểu rõ những yếu tố thành công của một chiến dịch truyền thông, sẽ giúp giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến dịch truyền thông hiệu quả và phù hợp.
Xem thêm: